Hóc dị vật là tình trạng nguy hiểm khiến nhiều người lo lắng khi bị vấn đề này. Biết cách sơ cứu khi bị hóc dị vật là cách tốt nhất để đảm bảo an toàn.
Bị hóc dị vật do vật rất xâm nhập đường hô hấp qua miệng hoặc qua mũi và rơi xuống phế quản rất nguy hiểm. Tình trạng này có thể xảy ra ở nhiều lứa tuổi khác nhau nhưng chủ yếu là ở trẻ em. Nếu biết cách sơ cứu khi bị hóc dị vật sẽ giúp thoát khỏi tình trạng nguy kịch đến tính mạng. Vì vậy hãy theo dõi bài viết dưới đây của Vietrek Travel để có được thông tin hữu ích nhất.
Hóc dị vật gây hậu quả gì?
Hóc dị vật hay còn gọi là bị dị vật đường thở, tức là có vật lạ mắc vào thanh quản hoặc phế quản. Điều này sẽ khiến một người không thể nói hoặc thở được do họng và khí quản bị tắc nghẽn hoàn toàn. Nếu không sơ cứu khi bị hóc dị vật kịp thời có thể dẫn đến tử vong do ngạt thở. Đây là một tình trạng gây ra nguy hiểm cho mọi lứa tuổi, trẻ em là đối tượng mắc dị vật đường thở cao nhất đặc biệt là độ tuổi từ 1 đến 6 tuổi.
Việc hóc dị vật ở trẻ nhỏ do nhiều nguyên nhân khác nhau, chủ yếu là do chưa nhận thức được nhiều, bên cạnh đó là thiếu kiểm soát của người lớn. Đối với trẻ em mọi thứ xung quanh đều mới mẻ nên rất thích bỏ vào miệng những vật mình cầm trên tay. Hơn nữa nếu trẻ dưới 2 tuổi chưa đủ răng rất dễ bị rơi thức ăn cứng vào họng vì chưa nhai được kỹ. Bố cần hết sức chú ý khi cho con ăn uống và chơi đồ chơi tránh hóc phải dị vật.
Hóc dị vật là một tai nạn nguy hiểm cần được xử lý kịp thời
Hướng dẫn cách sơ cứu khi bị hóc dị vật
Tùy vào từng độ tuổi cũng sẽ có cách xử lý sơ cứu khi bị hóc dị vật khác nhau. Dưới đây là hướng dẫn cụ thể cho từng đối tượng khác nhau.
Trẻ em trên 1 tuổi và người lớn
Đối với trường hợp trẻ e trên 1 tuổi, trong khoảng 1 đến 7 tuổi và trung niên cũng như người lớn, chúng ta cần nắm được cách xử lý hóc dị vật hiệu quả nhất.
Bước 1 - Hỏi nạn nhân
Ngạt thở do hóc dị vật có 2 loại đó là ngạt thở một phần và toàn phần, trong trường hợp hỏi nạn nhân vẫn nói được hoặc khóc được là bị ngạt đường thở 1 phần. Lúc này hãy khuyến khích nạn nhân ho và đồng thời gọi ngay xe cấp cứu trong trường hợp nạn nhân không thể trả lời được.
Liên tục kiểm tra tình trạng nạn nhân khi hóc dị vật khi sơ cứu
Bước 2 - Tiến hành sơ cứu
Sơ cứu khi bị hóc dị vật trước tiên hãy vỗ lưng 5 lần bằng gót bàn tay, vỗ mạnh vào lưng ở giữa 2 bả vai. Mỗi lần vỗ như vậy phải tách biệt và đủ mạnh để đánh bật dị vật ra bên ngoài và kiểm tra tình hình lúc này. Sau đó thực hiện động tác đẩy bụng cho nạn nhân bằng cách:
-
Đứng phía sau nạn nhân dùng 2 tay ôm quanh eo ở bên dưới khung xương sườn.
-
Đặt mặt dưới của tay gần trung tâm bụng của nạn nhân đó là vị trí trên rốn và dưới mũi ức. Sau đó tiến hành đẩy bụng 5 lần riêng biệt, phải dứt điểm từng lần 1 và đủ mạnh để đánh bật dị vật ra bên ngoài.
-
Mỗi lần thực hiện xong kiểm tra tình trạng nạn nhân và thực hiện 5 lần vỗ lưng và 5 lần đẩy bụng cho đến khi dị vật bật ra ngoài.
Bước 3 - Lấy dị vật ra ngoài
Khi thực hiện thao tác sơ cứu khi bị hóc dị vật ở bước 2 và đánh bật được dị vật ra khoản thực quản, nếu nạn nhân còn tỉnh hãy yêu cầu nhổ ra khỏi miệng. Tuy nhiên nếu nạn nhân bất đỉnh phải dùng ngón tay móc dị vật trong miệng ra ngoài rồi sau đó kiểm tra tình trạng nạn nhân đã thở bình thường chưa. Nếu nhịp thở đang rất yếu hãy tiến hành hồi sinh tim phổi, luân phiên đẩy bụng cho nhịp tim bình thường đến khi cấp cứu đến.
Cần thực hiện bước sơ cứu đúng cách để kịp thời đảm bảo tính mạng
Sơ cứu khi bị hóc dị vật ở trẻ em dưới 1 tuổi
Với trẻ em dưới 1 tuổi là lúc con còn nhận thức kém rất dễ bị mắc dị vật vào đường thở. Trường hợp trẻ đang ho hoặc nôn khan là mới chỉ tắc nghẽn một phần và khuyến khích con ho để dị vật bị đẩy ra ngoài hoàn toàn. Tuy nhiên nếu con bị tắc nghẽn đường thở hoàn toàn cần sơ cứu khi bị hóc dị vật bằng cách sau:
-
Đặt trẻ nằm sấp dọc theo cẳng tay, dùng gót bàn tay đập vào lưng giữa 2 xương vai 5 lần liên tục và riêng biệt nhau. Sau động tác này hãy kiểm tra xem dị vật đã bật ra chưa và con đã thở bình thường chưa.
-
Nếu đập lưng xong vẫn chưa cho dị vật ra ngoài được, hãy đặt trẻ nằm ngửa trên mặt phẳng an toàn và dùng 2 ngón tay giữa ấn 1 góc 90 độ vào giữa xương ức (mức ngang với 2 núm vú của trẻ). Ấn 5 lần chậm và chắc sau đó lại kiểm tra xem vật lạ đã ra ngoài hay chưa.
-
Nếu thấy dị vật trong miệng trẻ hãy dùng ngón tay út nhẹ nhàng lấy ra và đưa đến bệnh viện nếu trẻ tím tái. Bạn không được cố dùng tay móc vào họng trẻ để lấy dị vật vì chỉ khiến cho nó chui vào họng sâu hơn gây nguy hiểm.
Sơ cứu kịp thời khi hóc dị vật để nạn nhân được an toàn
Vietrek Travel đã chia sẻ thông tin hữu ích về cách sơ cứu khi bị hóc dị vật. Đây là kiến thức quan trọng nên bạn hãy trang bị để sử dụng khi cần thiết nhé.
Xem thêm:
Tụt huyết áp có nguy hiểm không? Cách sơ cứu người bị tụt huyết áp
Mách bạn cách sơ cứu khi bị chuột cắn tránh gây hại