Việt Nam Tour Trekking

Việt Nam Tour Trekking

Việt Nam Tour Trekking

Chỉ bạn cách sơ cứu bỏng nước sôi hiệu quả

Bỏng nước sôi là một tai nạn thường gặp phải ở trẻ em trong sinh hoạt hàng ngày. Bài viết sẽ hướng dẫn các bạn cách sơ cứu bỏng nước sôi đúng cách.

Bỏng nước sôi là tai nạn khá phổ biến hiện nay nhưng không phải ai cũng biết cách xử lý. Việc sơ cứu chậm trễ hay không đúng cách không chỉ gây nên tình trạng vết thương nghiêm trọng hơn và còn khiến thời gian điều trị lâu hơn, ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Hãy cùng Vietrek Travel tìm hiểu cách sơ cứu bỏng nước sôi hiệu quả thông qua bài viết dưới đây.

Bỏng nước sôi là gì?

Bỏng nước sôi là một loại bỏng nhiệt do tiếp xúc với nước nóng đạt trên 50 độ C. Bỏng nước sôi có thể xảy ra trong sinh hoạt hàng ngày khi rót nước nóng, bỏng canh,... Những trường hợp bị bỏng nặng đa số do tai nạn xảy ra trong ngành chế biến. Da khi tiếp xúc với nước sôi có thể gây nên tình trạng nghiêm trọng chủ trong thời gian vài giây. 

Để có thể sơ cứu bỏng nước sôi đúng cách bạn cần biết mức độ bỏng của mình như thế nào và triệu chứng của vết bỏng ra sao. Có 3 mức độ bỏng nước sôi như sau:

  • Mức độ nhẹ: Triệu chứng ở cấp độ này chỉ giống như viêm da và chỉ gây nên vùng da bị sưng đỏ, gây đau nhẹ. Bệnh nhân có thể tự lành sau thời gian từ 2 đến 3 ngày. Khi miệng của vết bỏng lành lại, vùng da bị khô và bong tróc. 

  • Mức độ trung bình: Thường xuất hiện nốt phỏng chứa các dịch trong hạt vàng trên nên da đỏ. Tình trạng này phải có từ 10 đến 14 ngày để vết thương lành. Bệnh nhân sẽ cảm thấy rất đau.

  • Mức độ nặng: Tình trạng này miệng vết thương đã bị phồng rộp, vết phỏng có dịch màu hồng và đục. Đáy của vết bỏng có thể tím sậm hoặc trắng. Bệnh nhân sẽ cảm thấy rất đau và sẽ tự khỏi sau 15 đến 30 ngày. Mức độ này có thể gây ảnh hưởng đến các dây thần kinh và gây nên biến chứng rất nặng nề.

Bỏng nước sôi là tai nạn thường gặp hàng ngày

Bỏng nước sôi là tai nạn thường gặp hàng ngày

Bị bỏng nước sôi có nguy hiểm hay không?

Bỏng nước sôi có thể gây nguy hiểm bởi nó phá huỷ các mô và các tế bào bị ảnh hưởng. Cơ thể của bạn sẽ bị mất nước thậm chí có thể bị sốc nhiệt nếu trong tình trạng nặng. Nếu vết bỏng nghiêm trọng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh. Mức độ của vết bỏng sẽ phụ thuộc vào các yếu tố như sau:

  • Nhiệt độ của nước nóng càng cao sẽ gây nên vết bỏng nặng hay nhẹ.

  • Khoảng thời gian tiếp xúc trên da càng lâu sẽ càng nghiêm trọng.

  • Diện tích vùng da trên cơ thể sẽ ảnh hưởng đến ngư cơ nhiễm trùng.

  • Vị trí tiếp xúc của vùng da trên cơ thể, những vùng da mỏng sẽ dễ để lại sẹo hơn.

Vì vậy, nếu bệnh nhân không được sơ cứu bỏng nước sôi đúng cách sẽ gây nên nhiều ảnh hưởng, thậm chí có thể bị hoại tử. Nếu không may vết bỏng bị nhiễm trùng bắt buộc phải thực hiện phẫu thuật để ghép da. Hoặc những vết bỏng nhỏ mà chưa được lành sau 1 tháng sẽ tạo nên sẹo, mất thẩm mỹ. Đặc biệt là những vùng da non sẽ dễ khiến sắc tố da bị sẹo sậm màu, loang lổ, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

Mức độ nặng nhẹ của vết bỏng sẽ ảnh hưởng bởi nhiều yếu tốMức độ nặng nhẹ của vết bỏng sẽ ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố

Hướng dẫn cách sơ cứu bỏng nước sôi tại nhà 

Cách sơ cứu bỏng nước sôi cũng tương tự như các loại bỏng nhiệt khác. Mục tiêu của việc sơ cứu đó là làm giảm đau, ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng. Quy trình sơ cứu bao gồm:

Làm mát vết bỏng

Trước tiên, bạn cần phải làm mát vùng da bị bỏng để tránh khỏi bị rộp nước bằng cách xả nước cho chảy chậm chậm lên miệng của vết bỏng. Nên thực hiện trong vòng 30 phút đầu khi bị bỏng. Nước sạch và mát sẽ làm vết thương giảm nhiệt, giảm phù nề, hạn chế tăng diện tích của vết thương. Bạn không nên sử dụng nước đá hoặc các chất có dầu mỡ.

Nên thực hiện làm mát vết thương bị bỏng trong 30 phút đầuNên thực hiện làm mát vết thương bị bỏng trong 30 phút đầu

Loại bỏ vật cứng

Công việc sơ cứu bỏng nước sôi tiếp theo đó là nên nhẹ nhàng tháo bỏ những vật cứng trên vùng bỏng như giầy, dép, vật đeo trên tay để hạn chế tình trạng sưng nề của vết bỏng. Nên thực hiện cởi bỏ quần áo gần vết bóng để giảm nhiệt độ để vết bỏng không bị nhiễm trùng.

Sơ cứu bỏng nước sôi bằng cách che vết bỏng

Để hạn chế tình trạng nhiễm trùng do bỏng nước sôi, bạn nên che miệng vết thương bằng băng gạc vô trùng. Có thể bôi thêm một lớp kem Silvrin hoặc Biafine, để giữ độ ẩm cho da. Bởi vì da của người bị bỏng thường rất háo nước nên việc giữ ẩm là điều cần thiết để tình trạng bỏng nhanh lành hơn. Cần thay băng mỗi ngày và rửa vết bỏng bằng nước muối sinh lý và bôi kem.

Giảm đau

Để giảm đau bạn có thể chườm mát một miếng băng gạc hoặc có thể dùng khăn ướt sạch đặt lên vùng da bị bỏng. Thực hiện việc chườm mát từ 5 đến 15 phút những không nên chườm lạnh quá vì da rất dễ bị kích ứng.

Để giảm đau khi bỏng nước sôi hãy sử dụng khăn ướt đắp lên vết thươngĐể giảm đau khi bỏng nước sôi hãy sử dụng khăn ướt đắp lên vết thương

Trên đây là những hướng dẫn chi tiết về cách sơ cứu bỏng nước sôi. Hy vọng với những thông tin hữu ích này sẽ giúp các bạn xử lý được vết bỏng hiệu quả nhất khi gặp phải tình huống thực tiễn.

Top tour trekking hấp dẫn nhất miền nam:

Tà Năng Phan Dũng

Tà Giang