Ninh Thuận không chỉ ấn tượng với nhiều cảnh đẹp mà còn thu hút bởi cuộc sống độc đáo của người Raglai, nhóm người dân tộc thiểu số.
Đến với Ninh Thuận, bên cạnh khám phá các cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp thì nhiều người yêu thích tìm hiểu về cuộc sống của các cộng đồng dân tộc thiểu số nơi đây. Người Raglai nổi tiếng với nét văn hóa đặc sắc tạo nên sự hấp dẫn đối với du khách. Cùng tìm hiểu chi tiết hơn về người Raglai qua thông tin sau nhé.
1. Lịch sử phát triển của người Raglai
Người Raglai còn được biết đến với những tên gọi khác như Raglay, Rang ngok, Ra Glay… đây là một nhánh của dân tộc Chăm (một trong 54 dân tộc của Việt Nam).
Người Raglai là tộc người thuộc nhóm ngữ hệ Malayo – Polynesien, cùng chung nhóm còn có người dân tộc Chăm, Chu Ru, Ê Đê, Gia-rai. Nguồn gốc của nhóm người này vẫn chưa xác định rõ được là xuất nguồn từ Đông Nam Á hay từ các đảo ở vùng biển phía Nam Trung Quốc di cư xuống đây.
Người Raglai có chung nhóm ngôn ngữ với người dân tộc Chăm
Quá trình phát triển cơ bản của người Raglai được phân chia làm hai giai đoạn chính như sau:
- Giai đoạn 1: Đây là thời kỳ người Raglai giao lưu văn hóa với người Chăm. Trong khi người Chăm dần phát triển thành một vương quốc vững mạnh thì người Raglai dần chuyển về núi Tây Nguyên hay một số vùng ven biển để sinh sống. Và để cai quản tốt những vùng có người Raglai sống thì người Chăm đặt ra các đầu xứ sở được đảm trách bởi chính người Raglai.
- Giai đoạn 2: Bắt đầu từ thế kỷ thứ 17 thì người Raglai đã tiến hành giao lưu văn hóa với người Việt cùng các dân tộc khác trong khu vực.
2. Cộng đồng làng xã người Raglai
Người Raglai lựa chọn sinh sống bên trong nhà sàn (kiểu nhà dài) với kết cấu vững chắc và thiết kế khá mới lạ, độc đáo. Người Raglai thường xây dựng nhà của họ ở trên các sườn đồi và gần với các dòng suối, đây là tập quán của người dân tộc này.
Người Raglai sinh sống trong các nhà dài là nơi quây quần từ 3 - 4 thế hệ
Đối với người Raglai thì nhà dài chính là nơi quây quần của ít nhất 3 – 4 thế hệ con cháu với nhau. Chủ nhà cũng chính là người già, người cao tuổi nhất trong mỗi gia đình sẽ là người cai quản nhà dài. Gia đình của người Raglai được xem là cơ sở của cộng đồng làng xã.
Nhiều nhà như vậy tập hợp lại với nhau sẽ tạo thành xóm, nhiều nhóm hợp lại với nhau tạo thành làng và đây chính là đơn vị cơ sở tạo nên xã hội. Người chịu trách nhiệm chính trong việc cai quản làng xã chính là Chủ Núi, Chủ Làng, Chủ Xử việc. Những người này đều có hiểu biết, giao thiệp rộng rãi và được bà con làng xóm yêu mến, nể trọng. Bên cạnh đó là hiểu rõ về phong tục tập quán, các điều cấm kỵ, hiểu rõ luật tục trong làng để cai quản những công việc liên quan.
Xem thêm >>> Vườn quốc gia Phước Bình
3. Đặc điểm cư trú và kinh tế của người Raglai
Cuộc sống của người Raglai phần lớn xoay quanh xóm làng và được cai quản bởi những người đặc biệt có hiểu biết và được người dân yêu mến, kính trọng. Người Raglai có phong tục trao đổi vật dụng, hàng hóa với người dân tộc khác (Chăm, Kinh…) tại chính nương rẫy của mình.
Người Raglai chủ yếu trồng trọt lúa và bắp ở các nương rẫy và chăn nuôi gia súc gia cầm
Người Raglai không thích lựa chọn các vị trí như thung lũng, trên đồi núi vì những điều kiêng kỵ. Thay vào đó họ chọn sống tại nơi lưng chừng đồi và có gần với nguồn sông suối nhằm phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt thường ngày. Cũng bởi vì cuộc sống có phần biệt lập như thế mà người Raglai vẫn còn giữ được gần như nguyên vẹn các đặc điểm văn hóa truyền thống cổ xưa.
Phương thức sản xuất chủ đạo của người dân tộc Raglai chính là làm nương rẫy với nguồn lương thực chính là lúa và bắp. Bên cạnh đó là trồng trọt một số loại cây khác như hoa quả, đậu, khoai lang… Kết hợp với trồng trọt, người Raglai cũng chăn nuôi gia súc, gia cầm như trâu, bò, heo, gà. Ngoài ra thì người dân tộc Raglai cũng duy trì các hoạt động thủ công đan lát, rèn và làm gốm sứ để phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt, mặc dù sản phẩm và phương thức sản xuất vẫn còn khá thô sơ.
4. Văn hóa – xã hội người Raglai
Nhắc đến văn hóa của người Raglai người ta nhớ đến nhiều câu chuyện thần thoại, những bản trường ca và truyện cổ tích mang tính nghệ thuật, có giá trị lịch sử và giáo dục cao. Một trong những hình thức văn nghệ phổ biến vẫn còn được duy trì đến bây giờ của người Raglai chính là hát đối đáp. Và những loại nhạc cụ được họ sử dụng nhiều chính là: kèn môi, đàn Chapi, đàn bầu, đàn đá, Mã la, đàn salaken…
Người Raglai thường tổ chức lễ ăn mừng sau các mùa vụ lúa
Một nét đẹp văn hóa khác của người Raglai chính là tổ chức các buổi lễ ăn mừng lúa mới và cúng Giàng sau mỗi mùa thu hoạch hằng năm. Còn về trang phục của người dân tộc này thì không có nét đặc trưng riêng mà thay vào đó là bị ảnh hưởng từ những dân tộc khác trong cùng nhóm ngôn ngữ như Ê Đê, Chăm…
Về phần xã hội của người Raglai thì được cấu trúc theo khu vực cư trú và dòng tộc. Họ sống quy tụ với nhau theo từng tộc họ, trưởng họ sẽ là người đứng đầu và quyết định nhiều công việc lớn. Tìm hiểu qua 4 dòng họ chính của người dân tộc Raglai như sau:
-
Chamalịa với ý nghĩa là sợi dây máu nên có họ Mấu.
-
Pupur với ý nghĩa là cái bếp nên có họ Tro.
-
Katơr là tên gọi của một loại hạt bo bo nên có họ là Bo Bo.
-
Pinãng với ý nghĩa là cau nên có họ là Cau hoặc Cao.
Đến nay người Raglai vẫn sống theo chế độ mẫu hệ, theo đó người phụ nữ trong nhà sẽ có quyền quyết định mọi chuyện, con cái theo họ mẹ và con gái út thường thừa hưởng gia sản cùng chịu trách nhiệm chăm sóc bố mẹ khi về già.
Ninh Thuận - điểm nhấn từ du lịch biển, du lịch văn hóa
Khi chúng ta nhắc đến Ninh Thuận nói chung và cuộc sống người Raglai nói riêng là nói đến vùng đất gắn liền với cát trắng, nắng nóng và sỏi đá. Nhưng vẫn giữ được nét đẹp hoang sơ của kiến trúc tháp Chăm tiêu biểu, biển xanh, cát trắng cùng với nhiều loại trái cây đặc trưng của miền đất cát.
Đọc thêm: VƯỜN QUỐC GIA NÚI CHÚA THU HÚT DU KHÁCH NHƯ THẾ NÀO?
Bên cạnh đó đây còn là địa phương được bao bọc bởi 3 mặt núi cùng với 3 địa hình đó là: núi, bán sơn và đồng bằng ven biển. Đặc biệt là với khí hậu Xavan - bán sa thảo đối nghịch với khí hậu nhiệt đới gió mùa. Chúng có nhiệt độ trung bình tất cả các tháng trong năm trên nền nhiệt là 18 độ C. Chính vì thế mà chúng thường có một mùa khô rõ rệt.
Địa phương được bao bọc bởi 3 mặt núi và 3 địa hình đặc biệt
Chính vì thế mà các sản phẩm du lịch biển, du lịch văn hóa luôn được tỉnh Ninh Thuận cực kỳ chú trọng và gìn giữ hoàn thiện. Từ đó sẽ khai thác và kết nối được với các đơn vị dịch vụ lữ hành để có thể quảng bá và đưa du khách đến khám phá, trải nghiệm.
Đọc thêm: VƯỜN QUỐC GIA TRÀM CHIM VÀ NHỮNG ĐIỀU HẤP DẪN DU KHÁCH
Bắt đầu từ thành phố Phan Rang - Tháp Chàm dọc theo tuyến đường DDT 702 cùng với khung cảnh biển đẹp tựa như bức tranh. Bạn có thể kết nối đến với vườn quốc gia núi chúa được nằm trên địa bàn huyện Ninh Hải và huyện Thuận Bắc tỉnh Ninh Thuận.
Khung cảnh Ninh Thuận đẹp như một bức tranh
Đặc sắc du lịch nông nghiệp, du lịch cộng đồng của người Raglai
Đặc trưng khí hậu nơi đây đó là nắng và gió đã mang đến cho vùng đất này rất nhiều hoa quả ngọt lành. Đó là sự chắt lọc từ những gì tinh túy, bền bỉ nhất của mảnh đất và con người nơi đây. Vườn nho trái chín mọng và những khu đồi chăn thả cừu đã trở thành điểm nhấn đặc biệt được nhiều du khách lựa chọn trong hành trình du lịch Ninh Thuận của mình.
Đọc thêm: CHINH PHỤC VƯỜN QUỐC GIA PÙ MÁT CHƯA BAO GIỜ DỄ DÀNG ĐẾN THẾ
5. Lời kết
Trên đây, bài viết đã giới thiệu chi tiết về lối sống của người Raglai cùng các thông tin liên quan, mọi người có thể tham khảo qua. Bên cạnh đó, những ai có nhu cầu tìm hiểu du lịch trải nghiệm kết hợp với du lịch truyền thống thông qua các tour trekking miền Bắc, team building miền Trung, Nam thì hãy liên hệ trực tiếp đến Vietrek Travel để được hỗ trợ nhanh chóng nhé.