Trật khớp tay là một chấn thương khá thường gặp trong cuộc sống hàng ngày. Bị trật khớp tay phải làm sao? Mời bạn đọc theo dõi trong bài viết dưới đây.
Khi sinh hoạt và vận động không đúng cách đều có thể gây ra trật khớp tay. Tình trạng này có thể xuất hiện ở bất cứ đối tượng nào không phân biệt tuổi tác. Nếu không được xử lý kịp thời tình trạng có thể diễn biến xấu hơn gây ra biến chứng nguy hiểm. Vậy nếu bị trật khớp tay phải làm sao? Hãy cùng Vietrek Travel giải đáp thắc mắc trong bài viết dưới đây.
Trật khớp tay là gì?
Trật khớp tay gây đau đớn và vận động kém linh hoạt
Trước khi trả lời câu hỏi “bị trật khớp tay phải làm sao?” bạn nên tìm hiểu về tình trạng trật khớp tay. Hiểu một cách đơn giản, đây là hiện tượng khớp tay bị di chuyển vị trí bình thường. Điều này làm cho các đầu khớp xương không còn khớp với nhau. Trật khớp tay có thể xảy ra ở nhiều vị trí khác nhau nhưng phổ biến là khớp cổ tay.
Trật khớp tay là hiện tượng do một lực tác động đột ngột lên tay dẫn đến tổn thương. Đương nhiên nếu lực tác động này mạnh và diễn ra liên tục, dây chằng cũng sẽ bị ảnh hưởng. Dây chằng bị đứt, tay cũng mất đi sự bảo vệ và khớp xương sẽ lệch khỏi vị trí ban đầu.
Dấu hiệu cho thấy bị trật khớp tay bao gồm:
-
Liên tục cảm thấy đau tay và cơn đau cực kì dữ dội.
-
Tay bị lệch đi (có thể là bàn tay, khuỷu tay hoặc cả cánh tay).
-
Vị trí bị thương có dấu hiệu sưng, phù nề và khi chạm vào rất đơn đớn.
-
Tay không thể vận động một cách linh hoạt, không thể xoay, cầm hoặc nắm những đồ vật có trọng lượng lớn. Tình trạng nghiêm trọng hơn, tay hoàn toàn không thể cử động theo cách thông thường.
Bị trật khớp tay phải làm sao?
Trật khớp tay do vận động sai cách
Khi gặp tình trạng nghi ngờ trật khớp tay, bạn cần bình tĩnh xử lý. Cách giải quyết đúng đắn ngay từ ban đầu sẽ giúp hạn chế tai biến xảy ra ở giai đoạn sau này. Dưới đây là đáp án cho câu hỏi “Bị trật khớp tay phải làm sao?”.
Bước 1: Sơ cứu ban đầu
-
Bước đầu tiên cần làm khi bị trật khớp tay là phải tiến hành sơ cứu để giảm bớt cơn đau và kiểm soát tình trạng. Bạn có thể dùng thuốc giảm đau để khiến người bệnh bình tĩnh hơn. Nếu có vết thương hở nơi cổ tay cần khử trùng và băng bó lại để phòng ngừa uốn ván.
-
Khi đã xác định được vết thương vẫn ổn bạn có thể tiến hành chườm lạnh và băng ép cho vết thương. Hãy cho đá lạnh vào trong khăn mềm và chườm quanh khu vực bị tổn thương để giảm đau, chống sưng. Chườm liên tục trong 24h trước khi tiến hành băng ép hoặc nẹp cố định.
Bước 2: Nắn chỉnh khớp bằng dụng cụ
-
Sau đó cho tay được nghỉ ngơi và không tiếp tục vận động nữa. Nếu có đủ điều kiện hãy tiến hành cố định tạm thời bằng nẹp hoặc bó bột, sử dụng nạng để giảm đau. Đồng thời cách làm này cũng giúp tránh những tổn thương phát sinh gây tổn thương các bộ phận khác của tay.
-
Sau khi đã nắn chỉnh lại khớp tay và cố định bằng dụng cụ hãy kê cao khu vực bị chấn thương. Giữ nguyên tư thế đó trong vòng 2 ngày để máu lưu thông không gián đoạn và tránh hiện tượng phù nề. Sau 48h có thể bắt đầu chườm ấm trong khoảng 20 phút để thúc đẩy quá trình phục hồi.
Cố định tay để phục hồi nhanh hơn
Bước 3: Tiến hành phục hồi khu vực bị tổn thương
Để kích thích quá trình phục hồi và ngăn ngừa tổn thương không đáng, bạn đã dùng nẹp hoặc bó bột để cố định tay. Thông thường quá trình cố định này phải diễn ra hơn 1 tuần và sau đó bác sĩ sẽ kiểm tra lại. Nếu bó bột quá chặt, bị tê hay đau đớn, bác sĩ sẽ điều chỉnh lại thạch cao. Vận động sẽ bị giới hạn bằng đai đeo trong khoảng từ 3 – 4 tuần để tránh biến chứng.
Xem thêm:
Sau khi tháo bột và các loại kẹp cố định, bạn cần tiến hành trị liệu phục hồi. Lúc này cơ đã bị mềm và teo đi một chút do không thường xuyên vận động. Do đó để giúp tay nhanh phục hồi hơn cần có những bài tập duy trì phù hợp. Kiên trì thực hiện trong thời gian mà bác sĩ chỉ định sẽ giúp tay trở về linh hoạt như ban đầu.
Lưu ý khi xử lý khớp tay bị trật
Không tự ý xử lý chấn thương khớp tay
Ở phần trên, Vietrek Travel đã giải đáp “Bị trật khớp tay phải làm sao?”. Tiếp sẽ là những lưu ý khi xử lý khớp tay bị trật.
Nội dung cần chú ý cụ thể như sau.
-
Khi phát hiện chấn thương người bệnh phải dừng mọi hoạt động sau đó nghỉ ngơi tại chỗ. Sau đó buộc lại vết thương bằng vải sạch hoặc băng gạc tiệt trùng (nếu có điều kiện).
-
Không được phép dùng đá lạnh trực tiếp chườm lên vết thương, rất dễ gây bỏng lạnh. Muốn chườm lạnh giảm đau phải để đá vào trong túi nilon hoặc khăn mềm.
-
Không cho phép tự ý nắn khớp nếu không có trình độ chuyên môn phù hợp. Việc cần làm là nhanh chóng di chuyển đến cơ sở y tế để khám chữa kịp thời.
-
Khi không vận động trong thời gian quá dài rất dễ gây ra hiện tượng cứng khớp. Đặc biệt là ở người cao tuổi sẽ rất khó để phục hồi như ban đầu. Do vậy hãy chú ý tuân thủ các bài tập trị liệu mà các sĩ yêu cầu.
-
Không được chủ quan khi phát hiện chấn thương vì biểu hiện của nó không khác nhiều so với bong gân. Sau khi thấy chấn thương nên hỏi ý kiến bác sĩ để xử lý kịp thời và hiệu quả. Nếu để quá lâu sẽ dẫn đến những biến chứng như gãy xương, tổn thương thần kinh, thoái hóa khớp…
Khi đi du lịch trải nghiệm tự do cũng rất có thể sẽ gặp những chấn thương trên. Để ngăn ngừa tình huống này, bạn cần có sự chuẩn bị kỹ càng về thể lực và các thiết bị y tế cần thiết. Trong bài viết trên Vietrek Travel đã hướng dẫn bạn bị trật khớp tay phải làm sao. Chúc bạn sẽ có một trải nghiệm tuyệt vời và không bao giờ gặp phải chấn thương, đặc biệt trong những chuyến du lịch team building.