Việt Nam Tour Trekking

Việt Nam Tour Trekking

Việt Nam Tour Trekking

Kỹ thuật sơ cứu gãy xương cẳng chân

Bạn đã biết được kỹ thuật sơ cứu gãy xương cẳng chân thực hiện như thế nào? Vietrek Travel sẽ hướng dẫn kỹ thuật này nhé.

Đối với mỗi người chúng ta thì việc nắm bắt các kỹ thuật sơ cứu luôn quan trọng để có thể giúp mình hoặc giúp người lúc cấp bách. Kỹ thuật sơ cứu gãy xương cẳng chân được nhiều người quan tâm để xem cách làm như thế nào là đúng? Chi tiết về vấn đề này sẽ được Vietrek Travel sẽ hướng dẫn ngay bài viết.

Thế mạnh của Vietrek Travel là đơn vị chuyên tổ chức các chương trình du lịch truyền thống, du lịch trải nghiệm kết hợp cùng các hoạt động thể thao ngoài trời. Với đội ngũ nhân sự giàu kinh nghiệm, am hiểu tường tận các tuyến điểm, chúng tôi đã và đang nỗ lực không ngừng để mang đến cho quý khách hàng những sản phẩm du lịch mới lạ và ấn tượng nhất. Nếu quý khách cần thiết kế tour du lịch hoặc tour trải nghiệm cho gia đình hay công ty để trải nghiệm thì liên hệ hotline/zalo: 0377 130 501 để được tư vấn nhé.

Vì sao cần sơ cứu, cố định gãy xương cẳng chân?

Trong các loại chấn thương, tai nạn, gãy xương được xem là nghiêm trọng. Do đó nạn nhân cần được sơ cứu kịp thời nhanh chóng và cố định lại vị trí gãy đúng cách. Nếu chậm trễ, về sau có thể gặp nhiều di chứng như bị tổn thương mô bên trong, nhiễm trùng vết thương, sốc,...

Kiểm tra vết thương tại cẳng chânGãy xương cẳng chân nguy hiểm

Trường hợp nạn nhân bị gãy xương nặng ở cẳng chân còn bị sốc, mất máu quá nhiều không cầm được dẫn tới nhập viện hôn mê, thậm chí tử vong. Tình trạng này hoàn toàn có thể tạo ra các tổn thương thứ phát hoặc tăng thêm phần trầm trọng cho vết thương  đó. 

Do vậy chính bản thân mỗi người nên nắm được kỹ thuật sơ cứu gãy xương cẳng chân để áp dụng giúp mình, giúp người giảm bớt các hệ quả trầm trọng. Các lợi ích rõ rệt của sơ cứu đúng cách mang tới: 

  • Giúp nạn nhân giảm đau, cầm máu kịp thời, phòng ngừa sốc nặng 

  • Ngăn chặn tình trạng phát sinh ra các tổn thương thứ phát như bị tổn thương về da, dây thần kinh, vị trí gãy, mạch máu, khớp…

  • Cản vết nứt chuyển thành gãy kín sang gãy hở nặng hơn

  • Là bước hỗ trợ tốt cho điều trị diễn ra thuận lợi và hiệu quả hơn

  • Giảm đáng kể tỉ lệ bị tàn phế về sau và giảm khả năng tử vong.

Nguyên tắc khi áp dụng cách cố định gãy xương cẳng chân

Nguyên tắc áp dụng khi sơ cứu gãy xương cẳng chân

Khi thực hiện sơ cứu và cố định gãy xương cẳng chân phải nắm được các nguyên tắc thực hiện tránh các sai sót về kỹ thuật. Theo đó các y bác sĩ có phổ biến về các điều phải tuân thủ kỹ thuật sơ cứu gãy xương cẳng chân: 

  • Giảm đau cho nạn nhân trước khi cố định gãy xương để bớt đau đớn

  • Sử dụng nẹp cố định chỗ gãy phải đủ dài để bất động đầu bên dưới và đầu bên trên của vị trí gãy cẳng chân, đoạn xương lành sẽ nối thành khối thống nhất 

  • Buộc gây cố định vào nẹp thì cần nắm trên chỗ gãy, dưới chỗ gãy, khớp bên dưới và cả khớp bên trên vị trí gãy

  • Chân bị gãy thì nên cắt quần áo để hở tiện cho nẹp và băng bó, cắt đường chỉ đủ rộng nhưng không cởi hết áo quần nạn nhân

  • Không thực hiện việc nắn chỉnh và co kéo chi gãy.

  • Không dùng nẹp cứng hoặc bề mặt không nhẵn để trực tiếp vào da đang tổn thương, chỗ nào tì đè phải lót bông hoặc vải khăn mềm 

  • Chọn kỹ thuật vận chuyển phù hợp, nhẹ nhàng an toàn cho bệnh nhân.

Xem thêm:

Kỹ thuật sơ cứu gãy xương cẳng chân

Như đã phân tích, gãy xương cẳng chân là tình trạng nghiêm trọng phải sơ cứu đúng kỹ thuật. Sau đây là các bước trong công đoạn sơ cứu nạn nhân tránh hệ lụy nguy hiểm: 

Xem vị trí xương gãy

Xác định vị trí chính xác xương gãy ở cẳng chân, kiểm tra xem dấu hiệu nạn nhân vẫn còn tỉnh táo. Tiến hành cầm máu tạm thời cho nạn nhân khi sử dụng băng hoặc vải mềm nén lại nhanh chóng. 

Giảm đau

Phải tiến hành giảm đau cho nạn nhân bị gãy xương cẳng chân trước khi thực hiện cố định. Bạn có thể giảm đau toàn thân với Dolacgan, Morphin… hoặc giảm đau tại chỗ bằng việc sử dụng sản phẩm Novocain/ Xylocain. Khi đi mua thuốc nên hỏi ý kiến tư vấn từ các dược sĩ bán hàng để chọn đúng sản phẩm. 

Tiến hành nẹp băng cố định vị trí gãy cẳng chân

Việc áp dụng nạp băng cố định phải tiến hành nhanh nhưng phải đúng kỹ thuật mới không gây di chứng. Sau đây bạn cứ áp dụng từng bước tuần tự được hướng dẫn nhé:

Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ

Muốn sơ cứu cho nạn nhân gãy cẳng chân phải chuẩn bị các dụng cụ như 2 chiếc nẹp bằng nhau nên chọn loại có độ dài 80 – 130cm, dày 1cm và rộng 8 – 10cm. Thêm bông, băng, gạc, băng cuộn, thuốc chống sốc để sử dụng cho việc băng bó. 

Tư thế nạn nhân nên đặt nằm hoặc ngồi ở kiểu thoải mái. Tránh di chuyển mạnh khi đang bị đau hoặc chảy máu nhiều. Nên để lộ chi bị thương để tiện cho việc nẹp băng nhưng chỉ cắt mình chân bị thương không nên xé toàn bộ. 

Bước 2: Đặt nẹp và băng lại

Bó và nẹp cẳng chânTới bệnh viện băng bó lại vết thương

Đặt nẹp ngoài cẳng chân, bạn đặt nhẹ nhàng vị trí bắt đầu từ giữa đùi, kết thúc ở vị trí quá gan chân khoảng 1cm. Một nẹp nữa thì đặt ở mặt trong cẳng chân, thực hiện đặt bắt đầu từ giữa đùi và kết thúc ở vị trí quá gang chân khoảng 1cm.

Chú ý sử dụng đệm lót ở các vị trí đầu nẹp, mặt trong, mặt ngoài để không cho nẹp cứng tiếp xúc với da trực tiếp. Tiến hành băng vết thương ở vùng khoeo, đường băng ở gối và áp dụng băng theo kiểu băng số 8 kép.

Và vết thương mu chân thì tiến hành băng ở cổ – bàn chân, áp dụng băng theo kiểu băng số 8. Và sau đó băng giữa đùi để đầu trên 2 nẹp thực hiện được cố định vào đùi chắc chắn hơn, cách này sẽ dùng đường băng tròn. 

Sử dụng các vòng băng tròn quấn quanh khu vực cả hai cổ chân để cố định 2 chân vào nhau. Như vậy đã cố định được tạm thời gãy xương cổ chân để nạn nhân không quá đau đớn hoặc nguy hiểm về tính mạng.

Đưa nạn nhân tới bệnh viện hoặc gọi 115 tới hỗ trợ người bị thương được đưa nhanh tới gặp bác sĩ thăm khám, chụp chiếu. Đồng thời các bác sĩ sẽ có kỹ thuật giúp băng bó chỗ gãy xương liền lại nhanh chóng.

Vietrek Travel đã nêu cho mọi người biết chính xác về kỹ thuật sơ cứu gãy xương cẳng chân thực hiện ra sao. Website của chúng tôi liên tục cập nhập nhiều kiến thức hữu ích bảo vệ sức khỏe tới mọi người.

CÔNG TY TNHH DV & DL VIETREK TRAVEL - VIETNAM TOUR TREKKING AND TRAVEL

  • Hotline/Zalo: 0377 130 051

  • Website: vietrektravel.com

  • Email: info@vietrektravel.com