Khi thấy người đuối nước dưới sông, ao, hồ, biển, bể bơi, hãy nhanh chóng hô to cho người xung quanh biết để tới cứu. Ngay bản thân người bị đuối nước cũng phải dơ tay, kêu cứu. Hô hào cho người xung quanh đưa người lên và gọi cấp cứu 115 để nhanh chóng tới bệnh viện.
Đuối nước là tình trạng nguy hiểm có thể dẫn tới di chứng hoặc tử vong nếu không được sơ cứu kịp thời. Do vậy mọi người nên biết các bước sơ cứu người bị đuối nước trong trường hợp gặp ai đó cần được giúp đỡ. Vietrek Travel sẽ có hướng dẫn thực hiện chi tiết trong bài viết dưới đây.
Tìm kiếm sự trợ giúp khi gặp người đuối nước
Khi thấy người đuối nước dưới sông, ao, hồ, biển, bể bơi, hãy nhanh chóng hô to cho người xung quanh biết để tới cứu. Ngay bản thân người bị đuối nước cũng phải dơ tay, kêu cứu. Hô hào cho người xung quanh đưa người lên và gọi cấp cứu 115 để nhanh chóng tới bệnh viện.
Tìm kiếm sự trợ giúp khi đuối nước
Nếu xung quanh chỉ có mình bạn, hãy đưa nạn nhân đuối nước lên bờ nhanh chóng, đặt ở một chỗ. Chú ý cố định phần cột sống cổ nếu nạn nhân có dấu hiệu bị chấn thương khi chới với dưới nước hoặc nhảy từ cao, rơi từ trên xuống.
Đặc biệt không cố gắng sốc nước bởi cách này không hiệu quả trong việc hồi sức và còn làm mất nhiều thời gian vàng sơ cứu. Không tiến hành hơ lửa sưởi ấm vì hành động này có thể làm giãn mạch hoặc tụt huyết áp nguy hiểm hơn.
Các bước sơ cứu người bị đuối nước
Dưới đây là trình tự các bước sơ cứu cơ bản:
Lay gọi nạn nhân thức tỉnh
Khâu đầu tiên trong các bước sơ cứu người bị đuối nước, cần phải áp dụng các biện pháp lay họ tỉnh táo trở lại. Bạn có thể chạm vào 2 vai lay họ dậy, gọi tên liên tục hoặc bấm vào các đầu ngón chân cho nạn nhân tỉnh.
Đánh thức người bị đuối nước tỉnh lại
Trường hợp người bị đuối nước tỉnh lại nên để họ đi thay quần áo khô ráo, tránh cảm lạnh và tới cơ sở y tế ở gần thăm khám cẩn thận. Nếu nạn nhân không tỉnh cần áp dụng ngay các biện pháp sơ cứu khác bên dưới.
Phải kiểm tra xem nhịp thở của nạn nhân
Trong các bước sơ cứu người bị đuối nước có bước kiểm tra nạn nhân còn thở bình thường hay không bằng cách áp sát tai vào trong miệng, mũi nạn nhân hoặc đưa ngón tay sát và mũi. Như vậy sẽ biết còn hơi thở ra vào mũi, miệng nạn nhân hay không.
Để xác định, bạn nhìn vào lồng ngực còn phập phồng hoạt động là còn thở. Nếu nạn nhân thở bình thường, tiếp tới là kiểm tra mạch còn hoạt động ổn định hay không.
Trường hợp nạn nhân không còn dấu hiệu thở, bạn hãy cho ngửa đầu về sau, nâng chiếc cằm lên. Nhìn vào bên trong miệng, họng, mũi xem có ngáng dị vật nào lớn bên trong không. Nếu có, nghiêng đầu họ sang bên nhẹ nhàng rồi dùng tay hoặc dụng cụ nào đó gắp miếng dị vật ra ngoài. Như vậy nạn nhân có thể thở lại bình thường.
Hô hấp nhân tạo nạn nhân đuối nước
Áp dụng hô hấp nhân tạo 5 lần liên tục. Bạn hít hơi thật sâu vào lồng ngực mở miệng nạn nhân và hà hơi thổi vào. Chú ý khi hà hơi, một tay phải bịt mũi nạn nhân lại mới hiệu quả. Vài giây khi thực hiện hô hấp, bạn quan sát nạn nhân thở ra và lồng ngực vận động trở lại là được.
Kiểm tra mạch đập của nạn nhân
Tiếp tới là kiểm tra mạch đập như thế nào. Cách kiểm tra là đặt 3 ngón tay giữa của mình vào vùng 2 bên cổ ngay dưới cằm xem động mạch cảnh còn đập lên xuống nữa không. Chú ý đặt tay liên tục trong 10 giây sẽ biết về mạch đập.
Kiểm tra mạch đập của nạn nhân
Nếu mạch đập vẫn ổn định, bạn hà hơi thổi ngạt đến khi nạn nhân bị đuối nước thở lại bình thường hoặc nhân viên cấp cứu tới. Còn nếu sờ vào mạch không có đập phải tiến hành ép tim ngoài lồng ngực.
Các bước sơ cứu người bị đuối nước: Ép tim ngoài lồng ngực
Khi thực hiện cách thức này bạn phải hết sức cẩn thận bởi nó tác động tới tim là cơ quan quan trọng của con người. Trước hết đặt cho nạn nhân nằm ngửa xuống bề mặt bằng phẳng. Người tiến hành sơ cứu nên đứng dạng 2 chân 2 bên nạn nhân, hướng mặt về phía nạn nhân.
Thực hiện biện pháp ép tim ngoài lồng ngực
2 lòng bàn tay đặt thuận lên giữa ngực nạn nhân, vị trí ngang núm vú, tay họ đặt chồng lên tay kia, các ngón tay đan xen vào nhau. Thực hiện động tác ép kim từ trên xuống dưới theo chiều thẳng đứng, ép thẳng bằng trọng lượng cơ thể. Biên độ ép mỗi lần chừng 4-5 cm, ép xong cần thả ra cho tim giãn nở. Ép tim với tần số trung bình khoảng 80 – 100 lần/phút.
Thực hiện cho tới khi thấy nạn nhân hồi tỉnh hoặc thở trở lại bình thường là được. Khi áp dụng ép tim cần thực hiện song song động tác hà hơi thổi ngạt, kiểm tra mạch đập có trở lại hay không.
Gọi cấp cứu 115 hoặc đưa tới bệnh viện
Khi áp dụng biện pháp sơ cứu, bạn cần phải gọi ngay 115 chờ họ tới hoặc nếu gần cơ sở y tế hãy sơ cứu nạn nhân đuối nước xong chở họ liền tới bệnh viện luôn. Các bác sĩ có chuyên môn sẽ thăm khám lại và áp dụng biện pháp y học để cứu chữa nạn nhân.
Gọi cấp cứu đưa nạn nhân tới bệnh viện
Chú ý rằng kể cả khi đã sơ cứu nạn nhân hồi tỉnh lại vẫn phải đưa tới cơ sở y tế kiểm tra. Bởi họ vẫn có thể bị khó thở thứ phát sau đuối nước, nhằm tránh biến chứng đừng để họ về nhà mà hãy tới ngay bệnh viện kiểm tra lại kỹ càng.
Thông tin Vietrek Travel gửi tới mọi người về các bước sơ cứu người bị đuối nước nhằm trang bị thêm cách thức bảo vệ bản thân và người khác trong lúc hiểm nguy. Không chỉ cung cấp kiến thức, chúng tôi còn là thương hiệu cung cấp các tour du lịch, chương trình trải nghiệm thực tế cực kỳ tuyệt vời. Nếu bạn muốn tham gia trải nghiệm các vùng đất mới liên hệ với công ty sớm.